Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2011

NGÀY TRỞ VỀ

 Tạm biệt nhà Dòng Thánh Tâm,nơi đoàn đã trú ngụ trong thời gian dừng chân tại Huế.
 Hẹn gặp lại các Sư Huynh thân thương trong những lần du lịch sau
Những ngày vui rồi cũng chóng qua.Sáng sớm ngày 18 tháng 8,mọi người đến ga Huế,trở về Vũng Tàu,kết thúc một chuyến đi đầy kỹ niệm.
                 Hẹn lần sau đi nữa...
            Nhưng sẽ không đi...một mình !             

MỘT CHÚT HUẾ



Cầu Phủ Cam
                                                           Núi Ngự Bình trước tròn sau méo
                                            Sông An Cựu nắng đục mưa trong....    
                                            Thuyền xa Bến Ngự xuôi dòng
                                            Mà người dùng dắng lòng không muốn về
Tùng Thiện Vương Nguyễn Phúc Miên Thẩm (chữ Hán: 松善王 阮福綿審, 18191870) tự Thận Minh, Trọng Uyên, hiệu Thương Sơn, biệt hiệu Bạch Hào Tử.
Ông là con trai thứ 10 của vua Minh Mạng, và là em vua Thiệu Trị đồng thời là một nhà thơ Việt Nam thời nhà Nguyễn.

Từ Cung Hoàng thái hậu (慈宮皇太后), tên thật là Hoàng Thị Cúc (黃氏菊), là vợ vua Khải Định, là mẹ vua Bảo Đại, và cũng là Hoàng thái hậu cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam.

Trường Quốc Học                                                      
                                       Trường Đồng Khánh ( cũ )
                                                                     Chợ Đông Ba

                                                  "Chợ Ðông Ba đem ra ngoài giại
                                                Cầu Trường Tiền đúc lại xi-moong"
                                              Cầu Trường Tiền
                                       Một địa chỉ ẩm thực nổi tiếng tại Huế
                                  Bánh bột lọc
                                                                                          Bánh nậm
                                                         Nem lụi
NHÌN CÔ GÁI HUẾ SE NHANG:






LĂNG TỰ ĐỨC

 Tự Đức đã sớm nghĩ đến việc xây lăng mộ cho mình ngay khi còn sống. Vốn là một người giỏi thi phú, ông đã chọn cho mình một nơi yên nghỉ xứng đáng với ngôi vị của mình, địa điểm được chọn để xây lăng trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh.
Khi mới khởi công xây dựng, vua Tự Đức lấy tên Vạn Niên Cơ đặt tên cho công trình, với mong muốn được trường tồn. Tuy nhiên, do công việc xây lăng quá cực khổ, lại bị quan lại đánh đập tàn nhẫn, là nguồn gốc cuộc nổi loạn Chày Vôi của dân phu xây lăng.
Tương truyền, dân chúng ta thán:
Vạn Niên là Vạn Niên nào
Thành xây xương lính, hào đào máu dân
Ngày 8-9 âm lịch năm Bính Dần (1866), tức năm Tự Đức thứ 19, do việc xây dựng Vạn niên cơ, quân sĩ và dân phu phải làm lụng khổ sở, có nhiều người oán giận. Nhân sự bất mãn đó, với lý do tôn phù Đinh Đạo (cháu ruột Tự Đức, nguyên tên là Ưng Đạo, do cha là An Phong công Hồng Bảo làm loạn nên phải đổi thành Đinh Đạo) lên ngôi vua, Đoàn Hữu Trưng cùng với các em là Đoàn Hữu Ái, Đoàn Tư Trực, cùng các đồng chí là Trương Trọng Hòa, Phạm Lương, Tôn Thất Cúc, Tôn Thất Giác, Bùi Văn Liệu, Nguyễn Văn Quí phát động khởi nghĩa. Những người tham gia khởi nghĩa phần đông là nhân công đang uất hận vì bị bắt lao dịch khắc nghiệt để xây dựng Vạn niên cơ. Họ dùng chầy vôi - dụng cụ lao động - làm võ khí nên tục gọi là "giặc chày vôi". Tuy nhiên, cuộc đảo chính thất bại. Cả nhà Ưng Đạo đều bị hại. Đoàn Hữu Trưng và hai người em bị giết lúc mới 22 tuổi.Tuy nhiên, do sự việc này, vua phải đổi tên Vạn niên cơ thành Khiêm Cung và viết bài biểu trần tình để tạ tội. Năm 1873, Khiêm Cung mới được hoàn thành, vua Tự Đức vẫn sống thêm 10 năm nữa rồi mới qua đời.( theo Wikipedia )
Lăng Tự Đức là một quần thể công trình kiến trúc, trong đó có nơi chôn cất vua Tự Đức tọa lạc trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh (cũ), nay là thôn Thượng Ba, xã Thủy Xuân, thành phố Huế. Lúc mới xây dựng, lăng có tên là Vạn Niên Cơ, sau cuộc nổi loạn Chày Vôi, Tự Đức bèn đổi tên thành Khiêm Cung. Sau khi Tự Đức mất, lăng được đổi tên thành Khiêm Lăng.Lăng Tự Đức có kiến trúc cầu kỳ, phong cảnh sơn thủy hữu tình và là một trong những lăng tẩm đẹp nhất của vua chúa nhà Nguyễn.( theo Wikipedia )



                                                                                     Một cõi tịch liêu u khuất !
      Các bài vị chõng chơ ngã đổ ,chốn không gian lạnh lẽo đến ghê người !
                            Nơi chốn hoang tàn này , lẩn khuất mấy hồn ai ?
                                                                                                     Khiêm Cung Môn

 Bên trong Khiêm Cung Môn là khu vực dành cho vua nghỉ ngơi mỗi khi đến đây. Chính giữa là điện Hòa Khiêm để vua làm việc, nay là nơi thờ cúng bài vị của vua và Hoàng hậu. Hai bên tả, hữu là Pháp Khiêm Vu và Lễ Khiêm Vu dành cho các quan văn võ theo hầu. Sau điện Hòa Khiêm là điện Lương Khiêm, xưa là chỗ nghỉ ngơi của vua, về sau được dùng để thờ vong linh bà Từ Dũ, mẹ vua Tự Đức. Bên phải điện Lương Khiêm là Ôn Khiêm Đường - nơi cất đồ ngự dụng. Đặc biệt, phía trái điện Lương Khiêm có nhà hát Minh Khiêm để nhà vua xem hát, được coi là một trong những nhà hát cổ nhất của Việt Nam hiện còn.( theo Wikipedia )





                                               Nhà hát Minh Khiêm,nơi Vua ngự xem hát
KHU LĂNG MỘ VUA TỰ ĐỨC
 Sau khu vực tẩm điện là khu lăng mộ. Ngay sau Bái Đình với hai hàng tượng quan viên văn võ là Bi Đình với tấm bia bằng đá Thanh Hóa nặng 20 tấn có khắc bài “Khiêm Cung Ký” do chính Tự Đức soạn. Tuy có đến 103 bà vợ nhưng Tự Đức không có con nối dõi nên đã viết bài văn bia này thay cho bia “Thánh đức thần công” trong các lăng khác. Toàn bài văn dài 4.935 chữ, là một bản tự thuật của nhà vua về cuộc đời, vương nghiệp cũng như những rủi ro, bệnh tật của mình, kể công và nhận tội của Tự Đức trước lịch sử. Đằng sau tấm bia là hai trụ biểu sừng sững như hai ngọn đuốc tỏa sáng cùng với hồ Tiểu Khiêm hình trăng non đựng nước mưa để linh hồn vua rửa tội.( theo Wikipedia )

                                                 Tấm bia đá khắc bài " Khiêm Cung Ký "

 Đằng sau tấm bia là hai trụ biểu sừng sững như hai ngọn đuốc tỏa sáng cùng với hồ Tiểu Khiêm hình trăng non đựng nước mưa để linh hồn vua rửa tội.( theo Wikipedia )





                                                           Mộ Vua Tự Đức

                                         " Nền cũ lâu đài, bóng tịch dương"