Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2014

BÁNH ƯỚT...TRÀ VINH

Nói đến ẩm thực Trà Vinh là người ta lại nghĩ ngay đến : bún nước lèo,bánh canh Bến Có hay bánh tét Trà Cuôn.Nhưng thật sự có một món ăn mà ở đâu cũng có nhưng không có ở đâu như Trà Vinh
Bánh ướt Trà Vinh,trong miếng bánh ướt Trà Vinh lại có nhân là những miếng củ sắn xắt nhuyễn xào chung với chút tôm...khác với nơi mình ở là như vậy !
Một chiều lang thang và bắt gặp ngay ngã tư Điện Biên Phủ-Trần Phú
Một quày bán bánh ướt ven đường nhưng những " dung cụ hổ trợ " của nó khiến mình phải ngạc nhiên
Các miếng bánh cóng giòn và thơm lừng được chiên ngay tại chổ

Bột,đậu xanh,vài con tép tươi được để chung trong một cái cóng nhỏ bằng nhôm và nhúng vào chiên ngay trong một chão dầu to đùng....
Cho thêm một dĩa bánh cóng nha !
 Ăn một dĩa bánh ướt,la-xét thêm một dĩa bánh cóng.Thế là đã xong một bữa cơm chiều.Thật thú vị và ngon tuyệt vời !
Một người Trà Vinh đã nói rằng :" Bánh ngon cũng nhờ sự góp phần của nước mắm chua cay,thêm ít rau xà lách và bắp cải xắt nhuyễn cho thực khách đỡ ngán.Nhìn dĩa bánh đủ các màu xanh-đỏ-trắng-vàng và các vị chua-cay-mặn-ngọt.Vừa ăn vừa hít hà vừa no bụng mà cũng "no mắt"luôn ( Lê Tường Vi )


(Thật đúng là như vậy !)


CHÙA HANG TRÀ VINH

 Từ chợ Trà Vinh, theo đường Điện Biên Phủ khoảng 6 cây số, qua cống ngăn mặn Tầm Phương là đến chùa Kompông Chrây. Chùa tọa lạc trong khuôn viên có diện tích hơn 10 ha, trong đó khoảng một nửa diện tích là vườn cây cổ thụ (đa phần là sao, dầu).
Chùa được thành lập năm 1637 và đã trải qua 22 đời sư trụ trì. Năm 1968 trong sự kiện Tết Mậu Thân, chùa bị bom đạn tàn phá nặng nề. Năm 1977, sư Thạch Suông (nay là sư trụ trì đời thứ 23) trở về, và vận động phục dựng lại chùa. Từ đó đến nay, qua nhiều lần trùng tu, ngôi chùa trở nên khang trang và bề thế.








Cột cờ trước chánh điện chùa có cấu trúc tượng hình rắn thần Nara 7 đầu tượng trưng cho 7 ngày 7 đêm chuyên tâm b ảo vệ Phật Thích Ca ngồi tu luyện [3].

Điều đặc biệt nhất ở chùa Kompông Chrây là trong chùa có hẳn một xưởng thủ công điêu khắc gỗ. Theo lời sư cả Thạch Suông, vì trong chiến tranh, nhiều cây cổ thụ trong vườn chùa đã bị tàn phá, và hiện còn để lại trong lòng đất nhiều bộ gốc rễ nguyên vẹn với nhiều hình thù kỳ thú. Sư cả nghĩ rằng nếu được các bàn tay tài hoa của các nghệ nhân khắc gỗ điểm xuyết, chắc chắn nó sẽ trở thành những tác phẩm nghệ thuật quý giá. Từ ý nghĩ đó, sư cả đã tìm cách mời anh Thạch Buôl (một nghệ nhân điêu khắc gỗ nổi tiếng, quê ở Vĩnh Long) về chùa mở lớp dạy nghề cho các sư sãi và các thanh niên có năng khiếu. Từ đó cho đến nay, chùa đã đào tạo trên 20 học viên lành nghề. Những tác phẩm điêu khắc ở chùa rất đa dạng và phong phú như tượng Phật, tượng cầm thú, v.v... rất được du khách trong và ngoài nước tán thưởng[5].







 Trước kia, trong khuôn viên chùa có rất nhiều dơi. Tết Mậu Thân (1968), bom đạn đã làm chùa hư hại nặng, khiến đàn dơi bay mất. Ngày nay, có nhiều loại chim đến trú ẩn ở nơi ấy, trong đó nhiều nhất là cò [4].

 Đặc biệt nơi đây có lưu giữ tiêu bản một con bê song sinh hai đầu.


Bác tài đang làm một giấc Nam Kha
...dưới bóng cây Sha La khổng lồ

Lời chú thích : Theo Wikipedia

AO VUÔNG ( AO BÀ OM )-2014

Trên đường đến Ao Bà Om
Kiếm nơi ghé vào dằn bụng bằng tô Bún Nước Lèo trước cái đã...
Cùng ăn với bác tài xe ôm
Bún nước lèo Trà Vinh

Trên đường đến Ao Bà Om

Ao Bà Om còn được gọi là Ao Vuông
Ao Bà Om, hay Ao Vuông, là một thắng cảnh độc đáo và nổi tiếng ở tỉnh Trà VinhViệt Nam, thuộc khóm 3, phường 8 thành phố Trà Vinh (trước đây là ấp Tà Cụ, xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành), cách trung tâm thành phố Trà Vinh khoảng 7 km dọc theo quốc lộ 53về phía Tây Nam. Ao có hình chữ nhật, rộng 300 m, dài 500 m (vì gần với hình vuông nên còn được gọi là Ao Vuông). Mặt nước ao trong xanh và phẳng lặng được phủ bởi hoa senhoa súng. Ao được bao bọc xung quanh bởi các gò cát mấp mô với các hàng cây sao,cây dầu cổ thụ hàng trăm năm tuổi có rễ nổi lên khỏi mặt đất tạo nên những hình thù kì lạ.
Theo truyền thuyết, để có hồ nước ngọt dùng trong mùa khô, dân làng người Khmer tổ chức cuộc thi đào ao giữa hai nhóm phái nam và nữ đồng thời cũng để quyết định phái nào thua sẽ phải đi cưới hỏi phái kia. Bên phái nam ỷ sức mạnh, vừa làm vừa chơi. Bên phái nữ dưới sự lãnh đạo của người tên Om, dùng nhiều mưu mẹo để trì hoãn nhóm nam. Khi đào gần xong, họ còn cho thả đèn lồng ở phía đông làm cho nhóm nam tưởng là sao Mai đã mọc nên nghỉ sớm. Sau cuộc thi, nhóm nam thua cuộc và ao của họ hiện vẫn còn dấu tích tuy đã cạn nước. Ao của nhóm nữ được đặt tên theo tên của bà Om.
Ngày nay ao Bà Om thường được các học sinh sinh viên chọn làm nơi cắm trại vào những dịp lễ hay lúc nghỉ hè. Đây cũng là nơi hẹn hò của nhưng đôi nam nữ cũng như là nơi các cặp vợ chồng mới cưới đưa nhau ra chụp hình quay phim lưu niệm.
Gần ao có chùa Âng (Chùa Angkorajaborey) là ngôi chùa Khmer cổ cổ nhất Việt Nam theo truyền thuyết được xây dựng vào năm 990tức cuối thế kỷ 10, độc đáo và hài hoà với cảnh sắc thiên nhiên.
Năm 1996, quần thể chùa Âng và ao Bà Om đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia.( Treo Wikipedia )




 Gặp lại anh chị Tường Vi tại Ao Bà Om
 Kế bên Ao Bà Om có Chùa Âng
 Chùa Âng (tên Khmer là Angkorajaborey) là một ngôi chùa cổ trong hệ thống chùa Khmer của tỉnh Trà Vinh; hiện tọa lạc bên quốc lộ 53, thuộc khóm 4, phường 8, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà VinhViệt Nam. Chùa nằm cách trung tâm thành phố khoảng 5 km, nằm trong khuôn viên thắng cảnhAo Bà Om, và đối diện với Bảo tàng Văn hóa dân tộc Khmer của tỉnh.( Wikipedia )