Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

VŨNG TÀU : KHÔ ĐẺN ( RẮN ) BIỂN

 Rắn biển hay phân họ Rắn biển (danh pháp khoa học: Hydrophiinae, trước đây coi là một họ với danh pháp Hydrophiidae) là một nhómrắn  nọc độc sinh sống trong môi trường biển hay sinh sống phần lớn thời gian trong môi trường biển, mặc dù chúng đã tiến hóa từ tổ tiên sống trên mặt đất. Rắn biển được tìm thấy trong vùng nước ấm ven biển từ Ấn Độ Dương đến Thái Bình Dương. Đặc điểm chung của rắn biển là có cấu tạo cơ thể theo chiều ngang dẹt giống như những con lươn. Không giống như cá, rắn biển không có mang và thường xuyên phải trồi lên mặt nước để thở. Các loài rắn biển thường có nọc độc mạnh. Hiện nay, 17 chi được mô tả là rắn biển, bao gồm 62 loài.
Tại Việt Nam các loài rắn biển có nhiều tên gọi khác như [rắn] đẻn, [rắn] đẻn biển, [rắn] đẹn, [rắn] hèo, ông hèo v.v.( theo Wikipedia )
 Đẻn tươi được cung cấp bởi các tàu đánh cá tại địa phương
 Sau đó được mổ bỏ ruột,làm sạch và đem phơi nắng


 Đủ các sắc màu

 Thành phẩm


Ảnh : Lương Hữu Phước

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

VŨNG TÀU : CHÀI CÁ ĐỐI

 Trông tìm đàn cá
 Có cá rồi !
 Chuẩn bị






 Tung chài








 Thu hoạch

 Ra bãi lần nữa
Một chu kỳ mới tiếp diễn

Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

HÒN BÀ-VŨNG TÀU

  Tương truyền, năm 1781, một hương chức thôn hội làng Thắng Tam đã dựng nên miếu Bà trên Hòn Bà để thờ cúng bà Thủy Long thần nữ với mong muốn bà phù hộ cho những người làm nghề đánh cá trên biển. Năm 1939 một sỹ quan người Pháp tên Archi-nard cho bắn bể miếu nhưng chỉ có một phát trúng vào góc miếu. Viên sĩ quan này đã bỏ mạng tại đây do một lần bất cẩn khi dùng súng. Vì vậy người Pháp đặt tên cho hòn đảo là Archi-nard, nhưng người dân Vũng Tàu vẫn quen gọi tên là miếu Hòn Bà. Sau này một người ở Trà Vinh tên là Thanh Phong đến Vũng Tàu lập nghiệp đã đứng ra quyên góp tiền của để sửa chữa ngôi miếu vào năm 1971. Trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa miếu Hòn Bà mới có hình dạng như hiện nay với chiều cao nổi trên mặt đất là 4m; bên trong là điện thờ các vị thần linh; bên dưới có một tầng hầm dài 6m, rộng 3m. Đây từng là nơi hội họp bí mật của đồng bào chiến sĩ yêu nước thời kỳ kháng chiến.( BRVT )

 Miếu Bà




    Hiện nay, mọi hoạt động liên quan đến việc cúng tế tại miếu Hòn Bà đều do Ban quản lý di tích đình thần Thắng Tam điều hành. Vì vậy, miếu Bà thực chất là một thành phần gắn liền với đình thần Thắng Tam. Mỗi năm miếu Hòn Bà tổ chức cúng 4 lễ, dựa theo con nước, gồm: tháng giêng, tháng 4, tháng 7 và tháng 10 (âm lịch). Riêng trong tháng Giêng - tháng hành hương lễ chùa đầu năm - người dân địa phương và du khách thập phương đến viếng miếu đông hơn hẳn. Những ngày nước đầy, du khách có thể đi ghe, đi thuyền ra thăm miếu. Nhưng thú vị hơn cả là cảm giác đi bộ ra đảo. Trong hai ngày 14 và 15 âm lịch hàng tháng, thủy triều rút sâu vào buổi chiều, một con đường đá gập ghềnh lộ ra, người hành hướng viếng miếu có thể gửi xe ở bãi Thùy Vân đi bộ xuống bãi tắm hướng về chân dốc Nghinh Phong và men theo lối đá để đến miếu Hòn Bà. Đoàn người nối đuôi nhau đông đúc nhưng không hề chen lấn, ai cũng như được trút bỏ những bực dọc, lo toan thường ngày để lòng nhẹ nhàng, thành kính khi viếng bà.( BRVT )
Hòn Bà một buổi bình minh

BẨY CUA GHẸ




Nơi đặt bẩy cũng không xa bờ bao nhiêu
 Những chiếc bẩy được đặt xuống biển trong ngày hôm trước
với một ít mồi nhử trong đó 

 Hôm nay những chiếc bẩy được kéo lên để thu hoạch








 Thuyền đã khẳm
 Đi về thôi !
Đường về